Lý thuyết công nghiệp hóa Việt Nam Công_nghiệp_hóa_tại_Việt_Nam

Định nghĩa

Nghị quyết Trung ương khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Quan điểm về công nghiệp hóa

  • Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu cho có hiệu quả.
  • Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.
  • Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
  • Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định.
  • Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.
  • Kết hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng.

Mục tiêu tổng quát

Công nghiệp hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.

Mục tiêu cụ thể

Năm 2014, nhà nước Việt Nam ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm phát triển công nghiệp quốc gia[21]. Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_nghiệp_hóa_tại_Việt_Nam http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-cuoc-sap... http://baochinhphu.vn/Doi-song/Viet-Nam-dat-nhieu-... http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nhin-lai-30-nam-... http://cafef.vn/quyen-bo-truong-bo-tttt-nguyen-man... http://cafef.vn/ts-vo-tri-thanh-tiet-lo-bi-mat-cua... http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-chi-thi-tan... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://nhandan.com.vn/daihoidangtoangquocxii/daiho...